Đánh răng bị ê buốt? Nguyên nhân và cách khắc phục

Điều Trị Viên Nha Chu | 506 lượt xem | 2020-10-08 09:12:10

Nếu bạn cảm thấy răng bị ê buốt mỗi khi dùng những thức ăn, nước uống nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc có tính axit, thì đó có thể là dấu hiệu của răng nhạy cảm. Và không chỉ riêng bạn, 20% người Việt Nam gặp phải vấn đề này. Vậy hãy cùng Nha Khoa Đức Trọng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Các dấu hiệu nhận biết răng bị ê buốt gồm: 

– Chân răng bị ê buốt khi ăn những thực phẩm có vị ngọt, chua hoặc có chứa axit (chanh, soda, kẹo chua,…), thức ăn lạnh.

– Răng khó chịu khi uống nước lạnh.

– Đau nhức khi có va chạm trực tiếp vào răng như xỉa răng, đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa.

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt:

Thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ê buốt, mà là do sự nhạy cảm của răng. Tình trạng này thường xuất hiện khi lớp men bảo vệ răng khá mỏng hoặc nướu bị tụt, làm lộ ngà răng – phần nằm dưới lớp men răng giúp bảo vệ các dây thần kinh bên trong. Khi ngà răng bị lộ, những tác nhân từ bên ngoài có thể gây kích thích dây thần kinh, khiến răng bị ê buốt. Những nguyên nhân chính khiến răng nhạy cảm gồm có:

• Chế độ ăn uống nhiều axit: Một chế độ ăn chứa nhiều axít như nhiều thức ăn chua, cam chanh, dưa chua hoặc nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân răng ê buốt.

Do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt: Chải răng quá kỹ lưỡng, bàn chải răng quá cứng, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà có khả năng gây mất men răng làm răng bị ê buốt.

Tụt lợi: Các hiện tượng tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân như đánh răng không đúng cách, vệ sinh răng miệng kém. Phần lợi bị tụt này sẽ không bao phủ được phần ngà răng phía dưới và gây hiện tượng răng nhạy cảm, ê buốt khi uống nước lạnh.

Tổn thương cấu trúc răng: Các tác động bên ngoài là răng bị nứt, vỡ ngay lập tức sẽ làm răng bị đau, ê buốt. Khi răng nứt, các đầu mút bên trong sẽ bị kích thích mạnh khi ăn uống. Ngoài ra, các vết nứt này cũng là nơi vi khuẩn trú ngụ, gây viêm nhiễm, và các bệnh lý nguy hiểm về răng.

•Răng sâu: Răng bị sâu sẽ tạo ra các lỗ sâu trên răng làm lộ ra các đầu mút dây thần kinh phía trong răng. Từ có cũng gây kích thích dây thần kinh và làm răng ê buốt.

Do một số thói quen xấu: Thói quen nhai đá, nghiến răng khi ngủ cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương.

•Ngoài ra, những người sau khi tẩy trắng răng, lấy cao răng, trám răng, sau khi bọc sứ cũng xảy ra hiện tượng răng ê buốt.

Ê buốt răng phải làm sao?

1. Đến gặp nha sĩ để được tư vấn về cơn ê buốt răng của bạn và làm thế nào để giảm, ngăn ngừa tình trạng này.

2. Sử dụng bàn chải răng mềm, chải răng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng các sản phẩm kem đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt.

3. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit như dưa chua, cà chua, cam quýt, chanh,...Để tránh gây ảnh hưởng đến men răng khi sử dụng những đồ ăn này bạn có thể ăn thêm phô mai, hoặc uống sữa sau đó để trung hòa lượng axit vừa hấp thụ.

4. Đeo máng chống nghiến khi đi ngủ.

5. Sau khi tẩy trắng, lấy cao răng, trám răng cần tránh ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, không ăn các loại thực phẩm quá cứng.

NHA KHOA ĐỨC TRỌNG

Chuyên sâu về: niềng răng, trồng răng implant, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ.

HOTLINE: 0933 203 089

ĐỊA CHỈ: 30 ĐÀ NẴNG, NÚI ĐÈO, THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Đánh răng bị ê buốt? Nguyên nhân và cách khắc phục

Điều Trị Viên Nha Chu | 506 lượt xem

Nếu bạn cảm thấy răng bị ê buốt mỗi khi dùng những thức ăn, nước uống nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc có tính axit, thì đó có thể là dấu hiệu của răng nhạy cảm. Và không chỉ riêng bạn, 20% người Việt Nam ...

BỆNH VIÊM NHA CHU LÀ GÌ?

Điều Trị Viên Nha Chu | 549 lượt xem

Bạn thường đánh răng hay chảy máu chân răng, hay hôi miệng, lợi hay bị sưng đỏ, răng lung lay không rõ nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn về sức khỏe răng miệng của bạn. Dưới đâ...