NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN NIỀNG RĂNG ?

Chỉnh nha - Niềng răng | 431 lượt xem | 2020-09-03 22:11:57

Niềng răng là một biện pháp giúp chỉnh lại các khớp cắn, giúp răng mọc đều và mang lại một hàm răng thẩm mỹ và một nụ cười tươi, đầy rạng rỡ. Dưới đây là những trường hợp nên niềng răng mà bạn cần biết.

1. Răng chen chúc

Răng chen chúc là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong rối loạn khớp cắn. Đây là tình trạng răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, có thể trồi lên, thụt vào hay mọc chen chúc lên nhau.

trước và sau đeo mắc cài

Hình ảnh bệnh nhân răng chen chúc trước và sau khi làm

2. Răng hô, vẩu

Răng hô, vẩu là tình trạng hàm trên đưa ra trước so với hàm dưới, hoặc là do hàm dưới phát triển chậm hơn so với hàm trên, hoặc cũng có thể là sự kết hợp 2 yếu tố. Khi điều trị những trường hợp này, hện nay với kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, thời gian niềng răng hô trung bình chỉ khoảng 12-18 tháng, 

bệnh nhận bị hô,vô trước và sau khi làm

3. Răng móm

Móm là một trong những khiếm khuyết khá phức tạp của răng miệng, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nguyên nhân là do hàm dưới phát triển quá mức hoặc do hàm trên phát triển chậm hơn hàm dưới, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố. Thông thường, răng móm sẽ dẫn đến tình trạng cắn ngược (răng cửa dưới phủ ngoài răng cửa trên) hoặc cắn đối đầu (rìa cắn của răng cửa trên và dưới chạm nhau).

4. Răng thưa

Răng thưa là tình trạng bị thiếu răng hay khoảng cách giữa hai răng quá xa nhau. Tình trạng này xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Hàm răng thưa chủ yếu xuất hiện ở hàm trên mà chủ yếu là răng cửa, gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp.

5. Khớp cắn sâu

Răng cửa trên phủ răng cửa dưới quá mức. Răng cửa dưới sẽ gây chấn thương mô mềm ở mặt trong răng cửa trên, lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, răng cửa ở tư thế này làm hạn chế chuyển động của hàm dưới, khó ăn nhai và dễ dẫn đến rối loại khớp thái dương hàm.

khớp cắn sâu

khớp cắn sâu

6. Khớp cắn hở

Đây là tình trạng các răng không chạm nhau khi cắn khớp ở vị trí trung tâm, gây khó khăn khi ăn nhai, phát âm, đồng thời làm mòn những răng có chạm khớp vì những răng này phải chịu lực mạnh. Cắn hở có thể có nguyên nhân từ thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi

khớp cắn hở

bệnh nhân khớp cắn hở trước và sau khi làm

7. Khớp cắn chéo

 

Khớp cắn chéo là tình trạng hàm trên và dưới không có sự đối xứng về răng cũng như kẽ răng (răng cửa hàm trên và hàm dưới lệch nhau, đường nối từ đỉnh mũi qua 2 khe răng cửa 2 hàm. Bên cạnh đó, sự tiếp xúc giữa các nhóm răng hai hàm trên và dưới không đạt tiêu chuẩn nên ảnh hưởng đến chế độ ăn nhai

 

 khớp cắn chéo

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
chỉnh nha - niềng răng thế hệ mới tại núi đèo thủy nguyên hải phòng

Chỉnh nha - Niềng răng | 794 lượt xem

Nếu trước đây khi răng mọc chen chúc thường được bác sĩ chỉ định nên nhổ răng bớt vì nghĩ rằng không còn chỗ để xếp răng, thì hiện nay với những kỹ thuật chỉnh nha hiện đại thì quan điểm này đã hoàn t...

Cách khắc phục răng thưa an toàn và hiệu quả? tại Núi Đèo Thủy Nguyên

Chỉnh nha - Niềng răng | 781 lượt xem

Răng thưa là một khiếm khuyết về răng tương đối phổ biến. Những chiếc răng cửa bị thưa khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp . Vậy răng thưa nên làm gì? Phương pháp nào hiệu quả và an toàn nhất? Hãy cù...

Bí quyết để rút ngắn thời gian niềng răng là gì ?

Chỉnh nha - Niềng răng | 855 lượt xem

Bạn biết không? Không ai khác , chính bạn là người quyết định thời gian niềng răng của chính mình chứ không phải bác sĩ đâu nha !!!! Nếu bạn không muốn phải làm bạn với dây cung, mắc cài và dây chun...